Phân biệt rõ ràng hóa đơn hợp lệ, hóa đơn hợp pháp và cách tra cứu hóa đơn hợp lệ sẽ giúp người dùng có thể sử dụng hóa đơn nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hóa đơn hợp lệ là loại hóa đơn phù hợp với thông lệ được quy định bởi pháp luật. Theo đó, nội dung của hóa đơn hợp lệ phải đảm bảo được lập theo nguyên tắc hóa đơn.
Thứ nhất, hóa đơn hợp lệ cần phải thể hiện đầy đủ yêu cầu về nội dung cơ bản sau:
- Nội dung hóa đơn phải đúng nghiệp vụ và nội dung kinh tế phát sinh.
- Nội dung hóa đơn hợp lệ không được sửa chữa hay tẩy xóa.
- Hóa đơn hợp lệ chỉ được dùng cùng một màu mực và dùng mực không phai để đảm bảo cho các yêu cầu về lưu trữ chứng từ.
- Hóa đơn hợp lệ phải có nội dung được thống nhất trên các liên có cùng một số.
Thứ hai, hóa đơn hợp lệ cần xuất đúng thời điểm theo quy định của pháp luật. Muốn biết chi tiết xuất hóa vào thời điểm như thế nào cho hợp lệ bạn có thể tham khảo ở Điều 4 Thông tư 68/2019/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.
Thứ ba, hóa đơn hợp lệ cần phải có đầy đủ các tiêu thức hóa đơn:
- Hóa đơn cần ghi rõ ngày tháng năm lập hóa đơn, họ tên người mua, người bán bán, địa chỉ công ty mua, địa chỉ công ty bán, mã số thuế hay hình thức thanh toán,....
- Hóa đơn phải ghi rõ số thứ tự, tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, tiền thuế GTGT (nếu có) hay tổng số tiền thanh toán,...
- Hóa đơn hợp lệ cần có cả chữ ký của bên mua và bên bán. Nếu không có chữ ký của giám đốc thì cần có giấy ủy quyền rồi người được ủy quyền sẽ đóng dấu treo vào phía trên góc bên trái của hóa đơn và ký tên.
Lưu ý rằng, các hóa đơn hợp lệ sẽ là căn cứ để xác định được chi phí có bị trừ đi hay không khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài đáp ứng các yêu cầu trên, trong một số trường hợp ngoại lệ, hóa đơn hợp lệ còn cần đáp ứng các yêu cầu khác:
- Hóa đơn không vượt định mức cho phép trong sản xuất.
- Hóa đơn không vượt mức khống chế như: chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi hỗ trợ tiếp thị, chiết khấu thanh toán,...
- Những hóa đơn có giá trị lớn hơn 20 triệu phải chuyển khoản qua ngân hàng để được khấu trừ thuế GTGT. Khi đó, chi phí mới được tính là hợp lý, hợp lệ khi tính thuế TNDN.
Hóa đơn hợp pháp là loại hóa đơn đã được doanh nghiệp làm thủ tục phát hành hóa đơn và vẫn còn giá trị sử dụng. Loại hóa đơn hợp pháp này phải do Bộ Tài chính phát hành và do cơ quan thuế cấp cho cơ sở kinh doanh.
Những hóa đơn do các doanh nghiệp tự in theo mẫu quy định và có được cơ quan thuế chấp nhận cho sử dụng là hóa đơn hợp lệ. Ngoài ra, các loại hóa đơn, tem vé đặc thù khác tuân thủ đúng theo quy định của Bộ Tài chính cũng được coi là hóa đơn hợp lệ. Hiểu đơn giản hơn thì những hóa đơn không thuộc diện bất hợp pháp thì sẽ là hóa đơn hợp pháp.
Lưu ý rằng, nếu bạn và doanh nghiệp vẫn chưa biết hóa đơn nào là bất hợp pháp thì có thể tham khảo ngay những loại hóa đơn bất hợp pháp dưới đây:
Hóa đơn giả: Được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành bởi tổ chức cá nhân khác, hoặc in và khởi tạo trùng với số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng: Chưa được thông báo phát hành hóa đơn.
Hóa đơn hết giá trị sử dụng: Khi tổ chức, doanh nghiệp thông báo không tiếp tục sử dụng hóa đơn; Hóa đơn bị mất sau khi làm thông báo phát hành và được báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; tổ chức, doanh nghiệp ngừng sử dụng mã số thuế.
Với những hóa đơn GTGT hợp pháp, để đảm bảo tính hợp pháp, hóa đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Không nằm trong diện những hóa đơn được quy định là bất hợp pháp.
- Hóa đơn GTGT đặt in đã làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn và còn giá trị sử dụng.
- Hóa đơn GTGT hợp pháp phải có thông báo phát hành trước khi sử dụng.
Muốn tra cứu hóa đơn hợp lệ nhanh nhất, bạn có thể tra cứu ngay bằng cách kiểm tra nội dung thể hiện trên hóa đơn đã đúng nguyên tắc, yêu cầu hay chưa. Nếu đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản đối với nội dung thì hóa đơn đó được coi là hợp lệ.
Trên đây, hoadonso.top đã giải đáp giúp bạn thế nào là hóa đơn hợp lệ, hóa đơn hợp pháp và cách tra cứu hóa đơn hợp pháp nhanh nhất.